Nguồn gốc Kōtetsu (tàu bọc thép Nhật)

Con tàu ban đầu được đặt tên là Sphynx (hay Sphinx),[1][2] và được đóng cho Hải quân Liên minh Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến Mỹ

Kế hoạch

Vào tháng 6 năm 1863 John Slidell, ủy viên Liên minh Hoa Kỳ tại Pháp, đã xin có cuộc gặp riêng với Hoàng đế Napoléon III nhằm đặt hàng tàu chiến bọc thép cho chính phủ Liên minh đóng tại Pháp. Việc bán tàu chiến cho một bên tham chiến là trái pháp luật Pháp nhưng Sidell và đặc vụ James D. Bulloch tin rằng hoàng đế Pháp sẽ biết cách lách luật của chính nước của ông dễ dàng hơn so với việc nhờ chính phủ Anh. Napoleon III đồng ý việc đóng tàu bọc thép tại Pháp với điều kiện là đích đến của chúng được giữ bí mật.[3] Một tháng sau cuộc gặp, Bullock kí hợp đồng với Lucien Arman, một kĩ sư hàng hải quan trọng của Pháp và cận thần của hoàng đế Napoleon III. Hợp đồng bao gồm hai tàu bọc thép trang bị mũi đâm tàu nhằm mục đích phá vòng vây phong tỏa của quân Liên Minh. Để tránh bị nghi ngờ, súng của các tàu được sản xuất riêng ở Anh và các tàu được đặt tên là Cheops và Sphynx để thổi vào tin đồn rằng chúng được đóng cho Hải quân Ai Cập.[4]

Tuy nhiên, trước khi việc chuyển giao con tàu được thực hiện, một nhân viên văn thư của xưởng đã đưa cho văn phòng sứ quán Mỹ tại Paris tài liệu cho thấy Arman đã sử dụng phương thức trái pháp luật để có giấy phép trang bị vũ khí cho các tàu này và hiện tại đang liên lạc với đặc vụ phe Liên Minh.[5] Áp lực từ Mỹ buộc chính phủ pháp chặn việc bán hai con tàu cho phe Liên Minh nhưng Arman kịp bán bất hợp pháp hai con tàu này cho Đan Mạch và Phổ lúc đó đang đối đầu trong cuộc chiến tranh Schleswig lần thứ hai. Cheops được bán cho Phổ với tên Prinz Adlbert&Prinz Adalbert, trong khi Sphynx được bán cho Đan Mạch dưới tên Stærkodder.

Chiếc Stærkodder được điều khiển bởi thủy thủ Đan Mạch và nó rời Bordeaux để tiến hành chạy thử nghiệm vào ngày 21 tháng 6 năm 1864. Trong lúc thủy thủ đoàn chạy thử nghiệm, giai đoạn cuối của cuộc đàm phán giữa Bộ Hải quân Đan Mạch và xưởng L'Arman được tiến hành. Căng thẳng về giá và bồi thường từ L'Arman cho một số vấn đề bao gồm việc giao hàng muộn dẫn đến cuộc đàm phán bị hủy bỏ vào ngày 30 tháng 10. Mặc dù vậy, chính phủ Đan Mạch từ chối trả con tàu đưa ra lý do là có sự nhầm lẫn trong việc đàm phán.[6][7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kōtetsu (tàu bọc thép Nhật) http://www.militaryfactory.com/ships/detail.asp?sh... http://milhist.dk/vabnet/the-armoured-ram-staerkod... http://www.ibiblio.org/hyperwar/OnlineLibrary/phot... http://www.ibiblio.org/hyperwar/OnlineLibrary/phot... https://sites.google.com/site/290foundation/histor... https://archive.org/details/KravitzNishiuraLtrJapa... https://archive.org/details/conwaysallworlds0000un... https://archive.org/details/historyofconfede0000sc...